Vào những dịp tết đến xuân về, đây không chỉ là thời điểm sum họp gia đình mà nó còn là lúc để mọi người trong xóm, làng tụ hội lại với nhau và chơi các trò chơi truyền thống. Vậy những trò chơi này là gì? Hãy cùng TOBET88 điểm qua những trò chơi truyền thống ngày tết ngay dưới đây nhé!
Chơi đu
Chơi đu là một trong những trò chơi rất phổ biến. Nó có từ trước thời Hán thuộc và thường diễn ra vào dịp Tết âm lịch hoặc lễ đầu xuân, hội họp trong làng. Mọi người sẽ chọn ra một khoảng đất trống rộng, sau đó trồng những trụ đu làm bằng cây tre to, chắc và dài. Thượng đu chính là phần nối giữa những trụ đu với nhau. Từ đó, cột hai tay đu để những người chơi có tay cầm. Ngoài bàn đứng đu ra thì tất cả đều sẽ được làm bằng cây tre.
Trò chơi này có thể 1 lúc chơi một người hay một đôi. Vì thế, đây cũng là trò chơi để những đôi trai gái có thể gặp gỡ, thể hiện bản thân sau đó tiến đến tìm hiểu.
Trò chơi kéo co
Trò chơi kéo co là một môn thể thao mang tính chất đồng đội. Trò chơi này thường có mặt trong những dịp lễ, Tết hay sự kiện sinh hoạt cộng đồng và thu hút đông đảo mọi người tham gia.
Cách chơi kéo co khá đơn giản, số lượng người chơi bao nhiêu tùy ý. Trò chơi sẽ chia hai phe bằng nhau, sau đó làm mốc đánh dấu bằng vạch vôi. Khi bên nào kéo được đối thủ sang vạch mốc bên kia tức là bên đó chiến thắng.
Trò chơi này thông thường được tổ chức ở các vùng trung du, đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ. Đây chính là vùng đất định cư lâu đời của người Việt ta cũng như là cái nôi cho nền văn minh lúa nước.
Vào năm 2015, UNESCO đã ghi danh trò chơi kéo co ở Việt Nam vào trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cùng với một vài quốc gia khác như là Campuchia, Philippines và Hàn Quốc.
Đấu vật
Đây là trò chơi dân gian ngày Tết không thể nào thiếu. Với những màn đấu vật cực đỉnh, bởi từ rất xa xưa đến nay dân tộc ta luôn có một tinh thần thượng võ rất cao. Trò chơi này luôn khuyến khích những trai tráng ở trong làng, vùng cùng đến tham gia để có thể thể hiện sức khỏe của mình. Môn đấu vật này còn là niềm tự hào cho nhiều vùng miền ở Việt Nam.
Thể lệ chơi của môn đấu vật yêu cầu người thắng cuộc phải thể hiện được bản lĩnh cũng như sức mạnh của mình bằng cách nhấc bổng hay khiến đối phương ngã ngửa ra đất. Do đó, bộ môn này ngoài việc đòi hỏi người chơi có thể chất tốt thì trí tuệ cũng sẽ góp phần giúp bản thân chiến thắng.
Đi cà kheo
Cà kheo này được làm từ hai đoạn tre đực hay gỗ cứng và có đóng then ngang để người chơi làm điểm tì vào nách. Bên phía chân kheo sẽ đóng chốt để đặt chân đứng lên. Đi cà kheo này phải giữ thăng bằng thật tốt để không bị ngã. Tuy cà kheo khó chơi và đòi hỏi người tham gia có sức khỏe tốt cũng như sự khéo léo nhịp nhàng của toàn bộ cơ thể, nhưng nó luôn thu hút đông đảo mọi người. Những người mà không tham gia vào chơi thì sẽ đứng xem và cổ vũ nhiệt tình cho những người tham gia.
Các cuộc thi đi cà kheo tại những vùng quê vào dịp Tết thường tạo nên những tiếng cười sảng khoái cho người xem bởi sự hấp dẫn và bất ngờ của trò chơi. Sau khi đã chọn được người thắng cuộc thì đội cà kheo sẽ cùng các cổ động viên trong làng sẽ sang các làng khác để tiếp tục thi. Chính điều này khiến cho ngày xuân thêm tưng bừng khắp xóm làng.
Cờ người
Đó là một trong các trò chơi dân gian đặc sắc được diễn ra trong các dịp lễ hội và đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán. Trò chơi này không đơn thuần để giải trí mà nó còn mang lại giá trị tinh thần thể thao trong cuộc đấu đầy trí tuệ đậm chất bản sắc dân tộc.
Cờ người thực chất chỉ là môn cờ tướng do người tham gia đóng thành quân cờ. Bàn cờ là khoảng sân đất rộng hay sân đình, chùa. Mỗi ván cờ gồm 32 quân, trong đó có 16 nam và 16 nữ đeo biển (tên của quân cờ) ở trước ngực, đứng vào vị trí. Còn hai tướng (tướng ông, tướng bà) sẽ có 2 cờ đuôi nheo được cắm chéo sau lưng và che lọng. Mỗi lần đi một nước, đấu thủ sẽ gõ một tiếng trống khẩu. Người chạy cờ tới nghe lệnh và di chuyển quân trên bãi. Cứ mỗi lần ăn quân cờ của đối phương thì quân cờ sẽ thể hiện bằng bài biểu diễn song đấu hay một bài tự vệ…
Rồng rắn lên mây
Đây là một trong số các trò chơi tập thể, đòi hỏi sức lực kết hợp với sự khéo léo của người chơi. Luật chơi cũng tương đối đơn giản, đó là có một người đứng ở đầu là thầy thuốc (hay còn gọi là chủ nhà). Và một tập thể cứ lần lượt xếp theo một hàng dài, người đứng phía sau nắm lấy vạt áo hoặc ôm eo người đứng trước.
Trò chơi bắt đầu bằng câu hát “Rồng rắn lên mây, có cái cây lúc lắc…” Vừa đi vòng tròn vừa hát, sau đó dừng ở trước nhà thầy thuốc để hỏi thầy thuốc chọn khúc nào? Ngay sau khi thầy thuốc chọn được khúc ưng ý chính là lúc thầy thuốc phải tìm tất cả mọi cách để bắt được những người ở khúc đã chọn. Người đứng đầu của hàng sẽ có nhiệm vụ dang tay bảo vệ và lèo lái “rồng rắn” để thầy thuốc không thể bắt được người đã chọn.
Ngoài các trò chơi truyền thống thường được thấy trong các dịp lễ hội, lễ Tết. Thì những game dân gian cũng được ưa chuộng khác như game bài. Game bài cũng có rất nhiều kiểu chơi tuỳ thuộc vào vùng miền. Ví dụ như miền Bắc thì chuộng tiến lên miền Bắc, bài 3 cây, game phỏm 8 lá; hay như miền Nam thì ưa chuộng game tiến lên miền Nam, tá lả ù đền…Mỗi loại game bài thì có cách chơi khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu từng loại game và luật chơi của nó bằng cách tham gia vào một số cổng game để thử sức mình nhé. Game bài đổi thưởng trực tuyến đang là một game online được nhiều người ưa thích. Hiện nay có nhiều cổng game bài uy tín. Tìm hiểu thêm để lựa chọn cho mình một cổng game phù hợp nhé.
Bài viết trên đây phần nào đã giúp bạn biết thêm về những trò chơi truyền thống ngày tết ở Việt Nam. Bên cạnh đó còn có rất nhiều những trò chơi khác như: đập niêu đất, đi cầu kiều, chọi gà,..đã làm nên sự phong phú của nền văn hóa dân tộc ta. Chúc bạn luôn ngập tràn vui vẻ và hạnh phúc!